Kết nối bốn phương

LƯỠNG QUỐC TRẠNG NGUYÊN SỐ 1 VIỆT NAM

(2015/2/10 16:5) - Nguồn:

 Đã từng là học sinh của trường chuyên Nguyễn Trực cách đây đã mấy chục năm, chỉ biết tên trường là một vị nho sĩ thời xưa. Giờ tôi mới biết cụ là lưỡng quốc trạng nguyên tài giỏi bậc nhất thời bấy giờ.

 

Lưỡng quốc trạng nguyên Nguyễn Trực vinh quy bái tổ - Nguồn: Nguoithanhoai.vn

Chúng tôi trong một ngày cuối đông 2015 đã cùng đoàn phóng sự của VTC10, về chùa Bối Khê và thăm tường đường của một trong những Lưỡng quốc Trạng nguyên giỏi nhất nước Việt thời xưa, cụ Nguyễn Trực. Không gian trầm ấm, chúng tôi được tiếp đón và vào thắp nén hương, tiếp chuyện với bà Nguyễn Trẩn 86 tuổi đời thứ 6 của dòng họ Nguyễn chăm non tường đường cụ Nguyễn Trực.

 

Mặt tiền tường đường cụ Nguyễn Trực - Nguồn: Nguoithanhoai.vn

 

Đứng đầu trong bia tiến sĩ Văn Miếu

 Nguyễn Trực (1417 - 1473) là vị Trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa cử Việt Nam. Khi đi sứ Trung Quốc, ông được các sĩ phu ở đây nể phục, xưng tặng là "lưỡng quốc Trạng nguyên".


Cụ Nguyên quán xã Bối Khê, huyện Thanh Oai. Nay là thôn Bối Khê, xã Tam Hưng huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (cũ). Năm 25 tuổi, đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo 3 (1442) đời Lê Thái Tông.

 

Bà Trẩn và Đoàn phóng sự VTC10 cùng cộng tác của Nguoithanhoai.vn


Cha của Nguyễn Trực là Nguyễn Thì Trung là người có học vấn cao, làm Giáo thụ Quốc Tử Giám dưới triều vua Lê Thái Tông. Gia đình tuy làm quan trong triều nhưng rất thanh bạch. Nhà nghèo, Nguyễn Trực thường phải vừa chăn trâu vừa treo sách sừng trâu học, không biết mỏi mệt. Mười hai tuổi giỏi văn, thơ.

 

Văn Bia tiến sĩ  đầu tiên khoa thi năm Nhâm Tuất (1442) có ghi danh Trạng Nguyên Nguyễn Trực - Nguồn: Nguoithanhoai.vn


Năm Thiệu Bình thứ nhất (1434), ở tuổi 17, Nguyễn Trực dự kỳ thi Hương và đỗ đầu (Giải nguyên). Năm Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba (1442), 25 tuổi, dự thi Đình, đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ đệ nhất danh (Trạng nguyên). Ông được nhà vua ban sắc "Quốc Tử Giám Thi thư" và thưởng Á Liệt Khanh, đứng đầu trong 33 vị Tiến sĩ cùng khoa.

Sử sách chép rằng: Nguyễn Trực sinh ra trong thời buổi loạn lạc, nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần. Cha của Nguyễn Trực lúc đó phải lánh nạn về phía tây ở Tiểu Đông Mộng - thôn Cây Thượng - xã Nghĩa Hương - Quốc Oai - Hà Tây. Tại đây Nguyễn Thời Trung gặp và kết duyên với một phụ nữ tên là Đỗ Thị Chừng, sinh ra Nguyễn Trực ở Am Long Khôi - núi Phật tích thuộc địa phận xã Sài Sơn - Quốc Oai - Hà Tây ngày nay. Thấy ông còn ít tuổi mà đã đăng quang, nên vua Lê Thái Tông ban cho ông yến tiệc của vườn Quỳnh, cưỡi bạch mã đi dạo quanh kinh đô Tràng An,...

 

Những cuốn sách tìm hiểu về Lưỡng quốc Trạng Nguyên - Nguồn: Nguoithanhoai.vn


Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, vua Lê ban mũ áo Trạng nguyên vinh quy về làng. Tên tuổi Nguyễn Trực về sau được đứng đầu trong bia Tiến sĩ đầu tiên (số 1) ở Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội).


Ngày 3/5/1442, cha ông qua đời, Nguyễn Trực phải về chịu tang. Năm Giáp Tý niên hiệu Thái Hòa (1444) dưới triều Lê Nhân Tông, được nhà vua ban chức "Triều nghi đại phu Hàn lâm viện học sĩ". Năm Ất Sửu niên hiệu Thái Hòa (1445) được đổi lại thành "Thiếu trung khanh đại phu", Ngự sử đài ngự sử thị Đô úy". Nhưng Nguyễn Trực đã dâng biểu từ chối, khiến vua Lê phải ra sắc dụ tới ba lần ông mới chịu nhận.

 

Danh sách các quan Tế tửu và Tư nghiệp Quốc tử Giám, trong đó có Nguyễn Trực - Nguồn: Nguoithanhoai.vn


Muốn nhà Minh biết tài học của dân ta


Sau ông được vua cử làm Chánh sứ sang nhà Minh, gặp kỳ thi Đình, Trạng nguyên Nguyễn Trực cùng với Phó sứ là Trịnh Thiết Trường muốn cho nhà Minh biết đến tài học của dân ta, nên xin dự thi được vua Minh chấp nhận cho phép dự thi, khi vào thi cũng phải chấp hành nội quy trường thi như các thí sinh khác, khi chấm thi xong, khớp phách kết quả: Nguyễn Trực đậu Trạng nguyên, Trịnh Thiết Trường đậu Bảng nhãn, vua nhà Minh phải khen ngợi: "Đất nào cũng có nhân tài" và phong cho Nguyễn Trực là "Lưỡng quốc Trạng nguyên".

 

Bên trong tường đường Cụ - Nguồn: Nguoithanhoai.vn

 

Trở về nước, cả hai ông đều được nhà vua phong chức Thượng thư và ban thưởng tám chữ vàng "Thành công danh Nam Bắc triều biên ngã" (công danh cả hai nước đều hoàn thành).


Năm Giáp Tuất (1454), mẹ ông qua đời, ông xin cáo quan về quê chịu tang. Hằng ngày đọc sách và làm thuốc không biết mỏi, ông còn mở trường dạy học, các học sĩ bốn phương đến theo học rất đông, có tới hàng nghìn. Nhiều bậc cự nho, danh sĩ khoa bảng đều từng là học trò của Trạng nguyên Nguyễn Trực trong thời gian ông ở quê chịu tang mẹ.


Từ đường Lưỡng quốc Trạng Nguyên và nhà thờ họ - Nguồn: Nguoithanhoai.vn


Năm Đinh Sửu niên hiệu Diên Ninh thứ ba (1457), tháng 6 mãn tang mẹ, sứ nhà Minh sang, vua vời ông về kinh giữ việc tờ bồi qua lại với sứ nhà Minh. Ông họa thơ lưu biệt sứ Minh 50 vận, làm vẻ vang cho quốc thể.


Sứ Minh, Hoàng Gián một mực thán phục văn chương uyên bác, tài trí hơn người của Nguyễn Trực. Vua Nhân Tông sai trung sứ cùng thợ vẽ tới nhà Nguyễn Trực vẽ truyền thần, để bên cạnh chỗ ngồi của vua, để tỏ rằng vua yêu dấu không lúc nào quên được.

 

Bàn thờ chính điện cụ Nguyễn Trực - Nguồn: Nguoithanhoai.vn 

 

Sau này, khi về già, Nguyễn Trực thể hiện niềm mong muốn rất mực là được quay về thôn quê sống cuộc đời giản dị, tránh xa những tục lụy của cuộc đời làm quan nhiều bon chen chốn kinh thành:


Hà nhật Tây Sơn sơn hạ lộ,
Thoa y, tiểu lạp khán xuân canh.

(Bao giờ đến ngày đứng ở bên đường dưới núi Tây Sơn,
Mặc áo tơi, đội nón lá xem cày ruộng trong tiết xuân).

(Ngẫu thành)

Trang sách về cụ Nguyễn Trực - Nguồn: Nguoithanhoai.vn


Khi vua Lê Nhân Tông bị bọn Nghi Dân giết chết, Nguyễn Trực thảo văn tế, lời lẽ thống thiết, kể hết công đức của tiên đế. Vua Lê Thánh Tông lên ngôi vua năm 1460, Nguyễn Trực càng được yêu quý. Vua cho người đem bộ Thiên nam du hạ tập đến tận nhà của Nguyễn Trực để Nguyễn Trực đọc và phẩm bình, đủ biết nhà vua quý trọng ông đặc biệt như thế nào! Năm đầu Quang Thuận (1460) Nguyễn Trực được bổ Tuyên phụng đại phu, Trung thư lệnh, ở hàng văn quan rất to. Mấy lần ông xin về quê, nhà vua không cho về.


Ông mất vào năm Hồng Đức thứ 4 (1474), thọ 57 tuổi. Tên tuổi của Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực mãi mãi là dấu son chói lọi trong lịch sử văn hiến Việt Nam.

 

Trường chuyên Nguyễn Trực Thanh Oai - Nguồn: Nguoithanhoai.vn

 

Là người con trung nghĩa vẹn toàn của Thăng Long, Nguyễn Trực được người dân đời đời ghi nhớ. Tên của ông được đặt cho một con phố ở Hà Nội và ngay tại quê hương Thanh Oai của ông cũng có một trường Trung học cơ sở mang tên ông - Trường THCS Nguyễn Trực.

 

Di tích lịch sử quốc gia - Nguồn: Nguoithanhoai.vn


Hiện nay, di tích Từ đường Trạng nguyên Nguyễn Trực - nơi nhà xưa của ông nằm ở làng Bối Khê, thôn Song Khê, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai đã được trùng tu và được Bộ Văn hóa Thể thao du lịch trao bằng công nhận Di tích Lịch sử văn hoá cấp Quốc gia.

 

Thùy Dương - Thanh Oai

Tags:
Các tin liên quan

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Danh nghiệp Thanh Oai
TRUONG THANH VFCC DONG DUOC PHUC HUNG LOGO THANH OAI CONG TY VAN TAI HA TAY 6 8 8
2020/10/23/anh-nen-ba9ad5da2fd929e65e4f698a6112fb67-1_23-10-2020-02-31-32.png
null.gif
BACK TO TOP