Vị trí địa lý cách trung tâm Hà Nội 22 km về phía Đông Bắc - Nguồn: Google map
Nằm bên tả bờ sông Đáy hiền hòa, phù sa đã cho người dân nơi đây quanh năm vườn rau, quả ngọt, bãi cỏ tươi tốt, tạo nên người dân chịu thương chịu khó, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai có diện tích 4,64 km2, dân số 11.300 người.
Diện tích đất và mật độ dân số ở mức trung bình so với 20 xã - thị trấn còn lại trong huyện - Nguồn: Hạnh Lê
Nhờ thiên nhiên và vị trí địa lợi - nhân hòa, Thanh Cao có bốn mùa canh tác rau màu và đồng áng, người dân nơi đây chịu thương chịu khó và học hành giỏi giang.
Miền quê có nhiều nét văn hóa truyền thống - Ảnh: Nguoithanhoai.vn
Ngôi làng được gọi là đất học xã Thanh Cao, đó là làng Cao Mật nơi ghi nhận của nhiều khoa sử trong đó tiêu biểu là 03 người:
1. Đoàn Nhân Công
Ông là người làng Cao Mật, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam, nay thuộc xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, thi đỗ Tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1448) niên hiệu Thái Hòa thứ 6 đới Lê Nhân Tông. Được bổ chức Ngự tiền học sinh. Tên tuổi của ông được ghi nhận trong bia Văn Miếu – Hà Nội.
2. Nguyễn Tế
Ông sinh năm 1552 vốn người làng Cổ Ngạc huyện Chương Đức. Sau dời đến ở làng Cao Mật, huyện Thanh Oai nay thuộc xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, thi đỗ Thám hoa khoa Đinh Mùi (1547) niên hiệu Vĩnh Định đời Mạc Phúc Nguyên. Làm quan đến Đông các Đại học sử.
3. Nguyễn Thản
Ông là người làng Cao Mật huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam, nay là thông Cao Mật, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, thi đỗ Hoàng Giáp khoa Kỷ Mùi (1449) niên hiệu Cảnh Thống thứ 2 đời Lê Hiển Tông.
Các hoạt động chăm lo giáo dục của xã Thanh Cao - Ảnh: Nguoithanhoai.vn
Nối tiếp truyền thống hiếu học không chỉ riêng làng Cao Mật, cả chính quyền UBND xã đều có các chính sách khen thưởng khuyến khích các thế hệ trẻ ngày nay học giỏi, thành đạt và có những đóng góp cho quê hương giàu đẹp.
Hạnh Lê - Thanh Oai