Để ghi nhận những thành tích đó, Đảng và Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh Hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho huyện Thanh Oai 5/1995. Chúng tôi gửi tới quý độc giả loạt chuyên kỳ gần 30 năm truyền thống cách mạng nhân dân Huyện ta.
Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 – 1945 - Nguồn: Nguoithanhoai.vn
Dưới ngọn cơ cờ yêu nước của mặt trận Việt Minh do Đảng lãnh đạo, nhân dân Thanh Oai bằng sức mạnh và lực lượng của mình đã đạp đổ gồng xiềng nô lệ và bộ máy chính trị chính quyền bù nhìn từ thôn, xã đến huyện áp đặt từ hàng trăm năm trước để giành chính quyền làm chủ quê hương.
Do vị trí gần kế với Thủ Đô nên ngay từ những ngày đầu của cao trào đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, báo chí công khai của Mặt trận dân chủ đã nhanh chóng truyền tới Thanh Oai và có ảnh hưởng tới nhiều nơi trên địa bàn huyện, nhất là ở khu vực phía bắc Huyện như: Mai Lĩnh thuộc tổng Đồng Dương và Hữu Từ, Phú Diễn, Tả Thanh Oai thuộc tổng tả Thanh Oai. Ở những nơi này, số thanh niên là tiểu trí thức, là thợ thủ công ra Hà Nội học tập, làm việc, hoặc do làm nghề thủ công có mối giao dịch thường xuyên với Hà Nội đã sớm tiếp nhận đường lối đấu tranh dân chủ của Đảng. Họ là những thanh niên nông thôn có tinh thần yêu nước, bị bế tắc về cuộc sống, bất bình với chế độ thực dân phong kiến nay bắt gặp đường lối đấu tranh dân chủ của Đảng đã thôi thúc họ đến với cách mạng. Số thanh niên tiến bộ này đọc báo chí công khai của Mặt trận dân chủ, được cán bộ của Đảng ở Hà Nội hướng dẫn hoạt động, họ đã trở thành những cốt cán xây dựng phong trào đấu tranh ở địa phương.
Hình ảnh duyệt binh quốc khánh 02/09/2015 - Nguồn: Tổng hợp
Ở Tổng Tả Thanh Oai, đường lối đấu tranh đòi dân sinh dân chủ của Đảng đã sớm thâm nhập vào khu vực Hữu Từ - Phú Diễm và làng Tả Thanh Oai. Ở làng Phú Diễm cuối năm 1935, anh Chỉnh vốn đi làm thợ ở Hà Nội, từng hoạt động cách mạng ở Gia Lâm, ở Nam Bộ đã bị thực dân Pháp đưa về quản thúc tại nguyên quán. Trở về làng, anh đã tuyên truyền giác ngộ được vài ba người thuộc tầng lớp có hiểu biết, tiến bộ nhưng do chưa có đầu mối liên lạc với tổ chúc Đảng nên chưa hình thành tổ chức quần chúng.
Cuối năm 1936 đầu năm 1937, trong buổi đầu của thời kỳ đấu tranh đòi dân sinh dân chủ, do ảnh hưởng từ thành Hà Nội, ở phía bắc Thanh Oai đã hình thành những cơ sở cách mạng là: Mai Lĩnh, Tả Thanh Oai, Hữu Từ và Phú Diễm. Mỗi cơ sở có một số cán bộ cốt cán làm nhiệm vụ tuyên truyền tập hợp quần chúng. Họ là nhưng thanh niên mới được giác ngộ cách mạng, phần lớn còn chưa quen với công tác vận động quần chúng, song số cốt cán đó rất hang hái, nhiệt tình, được cán bộ của Đảng động viên hướng dẫn đã hang say công tác không ngại khó khăn.
Ở Mai Lĩnh cũng như Phú Diễn, Tả Thanh Oai, thực hiện chỉ đạo của các cán bộ Đảng, năm 1938 Đoàn thanh niên dân chủ được thành lập. Đây là đoàn thể chính trị đầu tiên của huyện được thành lập ở Mai Lĩnh và Phú Diễn – Tả Thanh Oai. Ở mỗi cơ sở, số đoàn viên thanh niên có rất ít, chỉ mới dăm ba người, song là lực lượng nóng cốt đối với phong trào trên địa bàn huyện.
Phong trào đấu tranh tại Miền Bắc 1940 - Nguồn: Anh Lê
Ở khu vực Tổng Tả Thanh Oai, từ cuối năm 1939, phong trào cách mạng được chuyển hướng sớm,kịp thời. Mọi hoạt động công khai trước đây đã được chuyển vào bí mật, tích cực chuẩn bị đối phó với sự khủng bố mới của địch. Các đoàn thể quần chúng được tăng cường củng cố. Tỉnh ủy chỉ đạp các cơ sở Phú Diễn, Thanh Oai, Hữu Từ thành lập các đoàn thể phản đế. 20 quần chúng nhiệt tình cách mạng, có tinh thần vững vàng trong các tổ chức quần chúng rộng rài thời kỳ đấu tranh dân chủ được lựa chọn đưa vào 2 đoàn thể phản đế là: Nông dân phản đế và Thanh niên phản đế.
Để giành được thắng lợi vẻ vang đó, nhân dân Thanh Oai đã trải qua một chặng đường đấu tranh đầy gian khổ và cũng không ít hy sinh, phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc của quê hương với một số cơ sở cách mạng ban đầu mới được hình thành ở thời kỳ cách mạng dân chủ (1936 – 1939) nhưng nhân dân Thanh Oai vẫn gặp khó khăn và phức tạp do kẻ thù gây nên. Thực dân Pháp với hệ thống tổ chức bộ máy kìm kẹp tay sai dày đặc từ cấp Huyện xuống cấp thôn – làng, lực lượng mật thám dày đặc giăng ra nhan nhẳn khắp nơi, thường xuyên dò xét đánh phá các cơ sở cách mạng ở Mai Lĩnh, Phú Diễn, Yên Phúc, Yên Thành, Bình Đà … bị bắt bớ tra tấn, tù đầy không ít cơ sở cách mạng bị tan vỡ, mất liên lạc, có nơi bị khủng bố hàng tháng, hàng tuần, phong trào cách mạng phải tạm thời lắng xuống, thế nhưng kẻ thù có tàn bạo xảo quyệt đến đâu cugnx không thể dặp tắt được ngọn lửa cách mạng đã từng được nhen nhóm và cháy rực trong lòng mỗi cán bộ và nhân dân Thanh Oai.
Phong trào cách mạng ở Thanh Oai đã vượt qua nhiều sóng gió từng bước đi lên. Chính trong những tình cảnh như vậy những cơ sở Đảng đầu tiên ở Thanh Oai đã ra đời. Do đội ngũ cốt cán ở Phú Diễn, Hữu Từ đã trưởng thành từ thực tiễn của phong trào, gần cuối 1940, tỉnh ủy Hà Đông quyết định kết nạp ba quần chúng tích là các đồng chí: Lăn Mấu, Cự và Nhân vào Đảng bộ. Tỉnh ủy cho thành lập tổ Đảng Phú Diễn do đồng chí Lăng Mấu phụ trách. Đây là cơ sở Đảng đầu tiên ở Huyện Thanh Oai.
Hầm trú ẩn Tam Hưng - Nguồn: Nguoithanhoai.vn
Sự ra đời của tổ Đảng ở Phú Diễn đánh dấu một bước phát triển về chất của phong trào cách mạng ở Thanh Oai, mở ra một đà phát triển mới cho các vùng ở trong huyện. Từ đây phong trào cách mạng ở tổng Tả Thanh Oai đã có tổ chức Đảng làm hạt nhân lãnh đạo.
Cho đến giữa năm 1941, phong trào cách mạng ở Thanh Oai đã hình thành ba vùng cách mạng thuộc phía bắc và giữa huyện. Trong đó, có cơ sở ở Mai Lĩnh, Yên Phúc, Yên Thành mới được phục hồi. Cơ sở ở Bình Đà mới được xây dựng. Các cơ sở ở Yên Phúc – Yên Thành và Mai Lĩnh, lực lượng quần chúng còn rất mỏng song đã có những đóng góp tích cực vào việc bảo vệ cán bộ đường dây liên lạc cho tỉnh.
Để tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, tuyên dương kết quả bước đầu thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ương lần thứ 8 ngày 11/01/1941; Tỉnh ủy quyết định tổ chức một cuộc mít tinh lớn để giới thiệu Mặt trận Việt Minh tỉnh ra mắt tại cánh đồng Rộc Thát làng Vạn Phúc (Hoài Đức). Cuộc mít tinh được tổ chức bí mật vào ban đêm những đã có hàng trăm cán bộ, quần chúng trong tỉnh về dự với khí thể phấn khởi, tin tưởng. Vinh dự cho phong trào cách mạng của Huyện Thanh Oai, các cơ sở Phú Diễn – Tả Thanh Oai nơi có phong trào cách mạng sớm, được cử 8 quần chúng, cứu quốc thay mặt cho phong trào cách mạng toàn huyện đến dự cuộc mít tinh lớn này. Ở Hữu Từ - Phú Diễn – Tả Thanh Oai, một số quần chúng cứu quốc đã đến Thanh Trì dự cuộc mít tinh giới thiệu về chương trình, điều lệ của Mặt trận Việt Minh.
Tuổi thơ đi học dữ dội - Nguồn: Nguoithanhoai.vn
Đầu năm 1942, nhân kỷ niệm ngày thành lập Đảng, Tỉnh ủy Hà Đông phát động một đợt tuyên truyền nhằm ảnh hưởng rộng rài trong nhân dân. Hưởng ứng đợt phát động, cán bộ và quần chúng cứu quốc ở các cơ sở đã tích cực đi tuyên truyền, bắt mối vào những người thân quen cùng chí hướng, có nhiệt tình yêu nước ở các xóm làng, trong vùng để mở rộng cơ sở cách mạng, phát triển lực lượng hội viên cứu quốc.
Mặt trận Việt Minh ra mắt tại làng Vạn Phúc Hoài Đức năm 1941 - Nguồn: Nguoithanhoai.vn
Từ Yên Phúc, Yên Thành cơ sở cách mạng đã gắn bó chặt chẽ với Tràng An, một làng kề bên thuộc huyện Chương Mỹ. Tổ chúc Hội Nông dân cứu quốc Tràng An đã ra đời. Ở khu vực Bình Đà, phong trào phát triển sang một số thôn, xã gần trung tâm huyện như Thanh Mai, Cao Bộ.
Mời quý độc giả đón đọc kỳ II để biết quá trình phát triển cách mạng tại huyện Thanh Oai đến năm 1945. Trân trọng cảm ơn!
Hoài Phương - Thanh Oai