
Một góc chùa Bối Khê - danh thắng xã Tam Hưng - Nguồn: Nguoithanhoai.vn
Là một phần không thể thiếu của quê hương đất trăm nghề, Thanh Oai còn được biết đến như là vùng đất của nhiều làng nghề truyền thống đặc sắc: Làng nón lá ở Phương Trung (Làng Chuông đã được công nhận là làng điển hình của văn hóa đồng bằng Bắc Bộ); làng điêu khắc ở Võ Lăng (Dân Hoà), Dư Dụ (Thanh thuỳ); làng làm quạt ở Vác; làng làm sơn tượng Võ Tăng; làng làm tương ở Cự Đà; làng làm giò chả Ước Lễ…
Phải chứng kiến cảnh người dân quê quanh năm một nắng hai sương mà nồi cơm vẫn phải đội khoai, độn sắ, ngay từ nhỏ, anh Lê Huy Trụ ( sinh năm 1965) người con quê hương Tam Hương đã nuôi ước mơ làm được điều gì đó mang lại sức sống mới cho quê hương mình. Bởi thế, từ một anh khâu bóng thuê, anh đã không nghừng học hỏi, nghiên cứu, sáng tạo mạnh dạn đưa nghề khâu bóng về xã Tam Hưng và từng bước xây dựng lên cơ sở sản xuất bóng Thiên Long uy tín chất lượng.

Làng nghề truyền thống Tam Hưng - Nguồn: Nguoithanhoai.vn
Về Tam Hưng hôm nay, bất kỳ ai cũng cảm nhận được diện mạo của một làng quê năng động trong thời kỳ đổi mới. Người người, nhà nhà làm nghề khâu bóng. Vốn là xã nông nghiệp thuần túy, đến nay, 5/7 làng của xã đã được công nhận là làng nghề, trong đó nghề khâu bóng thu hút 70-90% số người trong độ tuổi lao động. Người dân xa Tam Hưng thường gọi anh bằng cái tên than thiện trì mếm như anh Trụ “bóng”, hay “Người mang nghề về làng”.
Cũng như nhiều thanh niên khác, học hết THPT, anh Trụ chọn cho mình một nghề để lập nghiệp. Qua thử thách nhiều nghề như làm công nhân Công ty xây dựng cấp thoát nước Hà Nội, đi xây dựng vùng kinh tế phía Nam, rồi cơ duyên đã đưa anh đến với nghề khâu bóng 1993. Vừa làm nghề, vừa học tập, vừa nghiên cứu anh đã nắm bắt được quy trình kỹ thuật sản xuất bóng. Tích cóp được 25 triệu đồng trong tay, cộng với sự am hiểu biết về nghề, sau 3 năm làm công nhân khâu bóng, năm 1996 anh Trụ mạnh dạn đưa nghề về làng.
Những năm đầu khó khăn chồng chất khó khăn, anh thế chấp cả nhà cửa vay tiền ngân hàng để mua sắm dụng cụ trang thiết bị. Bên cạnh đó, vừa tiến hành sản xuất, anh vừa say mê nghiên cứu tìm cách cắt giảm các chi tiết, cải tiến các cách khâu bóng, phương pháp sản xuất nhằm tiết kiệm đầu tư, chi phí thời gian để có thể hạ giá thành sản phẩm. Cơ sở sản xuất bóng Thiên Long không những đứng vững vàng mà ngày càng phát triển, sản phẩm là ra không đủ cung ứng cho nhu cầu của thị trường.
Hiện tại, cơ sở sản xuất khâu bóng Thiên Long sản xuất ra 700-800 sản phẩm/ngày, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu sang thị trường Ucraina, đem lại thu nhập lớn cho gia đình, góp phần tạo việc làm trực tiếp cho hàng trăm lao động trong địa phương. Ngoài ra còn có Công ty TNHH Bình Hiền chuyên sản xuất bóng da có quy mô.
.png)
Tam Hưng đổi mới năm 2015 - nguồn: Nguoithanhoai.vn
Không chỉ dành tâm sức phát triển cơ sở sản xuất bóng Thiên Long, anh Trụ còn tổ chức dạy và truyền nghề cho hang trăm lao động trong địa phương. Sản phẩm của người dân xã Tam Hưng sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó. Bí quyết, kinh nghiệm để có được thành công như hôm nay, với anh đơn giản tình cảm quê hương, là ước mơ làm giàu, là sự nghiệm túc học hỏi và sự năng động, sáng tạo trong việc tìm bạn hàng, thị trường tiêu thụ cũng như việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
Chí Đạo - Thanh Oai