Kết nối bốn phương

Làng nghề đồ gỗ tạc tượng Vũ Lăng

(2015/7/19 17:54) - Nguồn:

Giữa không gian thanh bình, yên ả của làng quê, Vũ Lăng "nổi" hẳn với tiếng ầm ì, rộn ràng của tiếng máy cưa, máy xẻ, tiếng rìu, đục và những đống gỗ mít thâm trầm phơi mình lắng tụ tinh hoa trời đất...

 

 

Nghề làm tượng Phật ở Việt Nam có từ thế kỷ XVI và đã xuất hiện nhiều làng chuyên làm nghề tượng gỗ, nhưng nổi tiếng hơn cả vẫn là làng VũLăng, xã Dân Hoà huyện Thanh Oai (Hà Tây), cách Hà Nội khoảng 22 km đi theo đường quốc lộ 22.

 

Giữa không gian thanh bình, yên ả của làng quê, Vũ Lăng "nổi" hẳn với tiếng ầm ì, rộn ràng của tiếng máy cưa, máy xẻ, tiếng rìu, đục và những đống gỗ mít thâm trầm phơi mình lắng tụ tinh hoa trời đất. Không ai cảm thấy khó chịu vì tình trạng "mất trật tự" nơi đây, bởi ngoài 20% thoát ly, số còn lại của 415 hộ trong thôn đều tham gia làm nghề mộc với các sản phẩm cao cấp phục vụ đời sống tâm linh như tượng Phật, hoành phi câu đối, bàn thờ, ngai thờ...

 

Hiện tại xã có khoảng 2.000 dân, có 500 thợ tạc tượng lành nghề, với hơn 10 xưởng tạc tượng, ngoài ra còn có rất nhiều gia đình nhận thêm việc sơn sửa tượng về làm thêm. Nghề tạc tượng ở đây đã có từ xa xưa, những năm trước đây bị gián đoạn. Khoảng từ năm 1985-1987, nghề tạc tượng mới được khôi phục, những nghệ nhân già có tay nghề cao truyền nghề cho con cháu. Hiện nay 100% người làm chủ xưởng là những nhà doanh nghiệp trẻ, thu nhập bình quân của các xưởng từ 20-30 triệu/năm là giải quyết được nhiều việc làm cho lao động trong xã.

 

 

Làng nghề truyền thống hàng trăm năm - Ảnh: Ngọc Kiên - Thanh Oai 

 

Thôn Vũ Lăng (Dân Hòa, Thanh Oai, Hà Nội) có nghề tạc tượng thờ, hoành phi câu đối từ nhiều thế kỷ nay. Theo sử sách cũ chép lại thì nghề tạc tượng ở Hà Tây (cũ) có từ thời Lê sơ và Võ Lăng là một trong những làng nghề có tiếng từ rất sớm. Nghệ nhân Phạm Văn Cường - gần 65 tuổi, là “anh thợ cả” đã có mấy chục năm truyền dạy nghề “chân truyền” của ông cha cho nhiều lứa thanh niên trong thôn.


Vào nghề từ thuở lên 10, Nghệ nhân Phạm Văn Cường sinh năm 1960 trong một gia đình có truyền thống về tượng pháp, hoành phi, câu đối và đồ thờ. Hiện anh là một trong số ít những người trong nghề còn nắm giữ những bí quyết pha chế sơn ta cổ truyền của “đất trăm nghề” Hà thành.

Phạm Văn Cường từng rong ruổi khắp các tỉnh phía Bắc đảm trách phần nội thất của nhiều đền chùa trong đó có những ngôi chùa nổi tiếng của Hà Nội như chùa Quán Thánh, Cổ Nhuế, Láng Hạ, đền Sóc, đền Bạch Mã...

 

 

Bức tượng phật 8m3 đang được tạc - Nguồn: Nguoithanhoai.vn

 

“Bén duyên” với nghề tạc tượng từ năm lên 10 tuổi do chính ông nội của mình cầm tay chỉ việc, nghệ nhân Phạm Văn Cường vào nghề tự nhiên như hít thở khí trời. Đối với anh, tạc tượng hay làm hoành phi câu đối để thờ là một “nghề tâm linh.”

Mỗi khi tạc xong một bức tượng Phật, tượng danh nhân hay góp công tu sửa được một ngôi chùa, anh đều cảm thấy trong mình thanh thản bởi đã được đóng góp sức mình vào việc kế thừa, phát huy truyền thống cha ông trong việc gìn giữ “những biểu tượng tâm linh” của làng xã bị tàn phá trong thời kỳ chiến tranh và sự xâm hại của các yếu tố tự nhiên, con người.

 

 

Thao tác tạc tượng đầy kỳ công và khéo léo - nguồn: Nguoithanhoai.vn

 

Cường thổ lộ, trong nghề tạc tượng, khó nhất là sơn. Sơn cũng có thể coi là một nghề riêng đòi hỏi sự kỳ công không kém gì nghề chạm bạc, chạm ngà.

Mỗi một kích cỡ tượng đều có cái “mệt” riêng của nó. Tượng lớn đòi hỏi người thợ không chỉ khéo léo mà cần có sức khỏe dẻo dai và giàu kinh nghiệm, biết nhìn thớ gỗ để đục phá thế nào để tượng vừa cân đối lại tiết kiệm được nguyên liệu cũng như thời gian.

Tượng bé lại đòi hỏi phải chính xác đến từng chi tiết dù là bé nhất. Những tượng cỡ nhỏ thì phần hoàn thiện như “kẹt” (đắp sơn vá tượng) mài, sơn tượng chiếm nhiều thời gian nhất.

 

Ông Phạm Văn Cường đưa P.v Nguoithanhoai.vn thăm cơ sơ của mình - Ảnh: Ly Ly

 

Là địa phương sản xuất đồ thờ có tiếng của miền Bắc, sản phẩm và người thợ Vũ Lăng có mặt ở khắp các đình, chùa của Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình... Những công trình nổi tiếng như chùa Một Cột, đặc biệt là đại công trình chùa Bái Đính (Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình) cũng có sự góp mặt của 15 nghệ nhân trong làng. Nhờ bàn tay khéo léo và tên tuổi đã được khẳng định, công việc của người dân nơi đây khá ổn định với mức thu nhập bình quân khoảng 7,5 triệu/người/năm. Có được thành quả như hiện tại phải nhờ công rất lớn của các thế hệ đi trước đã dày công hun đúc chữ tín. "Ngày trước các cụ trong làng phải đi bộ, gồng gánh dụng cụ đến khắp các đình, chùa ăn nằm ở đó đến hàng năm trời làm việc. Bây giờ biết tiếng rồi, khách tự động về làng đặt mẫu mã làm ngay tại địa phương, hoặc gọi điện yêu cầu trùng tu. Công việc nhiều và nhàn hơn hẳn" - anh Nguyễn Huy Sĩ, cán bộ văn hoá xã Dân Hoà cho biết.

 

  

Người thợ điêu khắc Vũ Lăng - Nguồn: Nguoithanhoai.vn 

 

Mang tiếng là nghề mộc, nhưng công việc của người thợ làm tượng Vũ Lăng không đơn thuần chỉ là "bào trơn đóng bén", mà đòi hỏi bàn tay, con mắt nghệ sĩ và sự phối hợp nhịp nhàng của cả tập thể lao động suốt từ khâu phạt mộc cho đến lúc thếp bạc, thếp vàng (hoàn thiện). Tính trung bình, để hoàn thành một bức tượng ADiĐà cao khoảng 80cm, ít nhất cũng mất trên mười công. Do đó, "riêng tiền công đã mất hơn 2.000 ngàn/tượng. Tính tất cả mọi chi phí, giá một tượng thờ loại bình thường ở đây không dưới 6 triệu" - anh Phạm Văn Pháp, thợ làm tượng Phật cho biết. "Tuỳ từng cỡ, đặc biệt tuỳ thuộc vào yêu cầu của khách hàng (thếp bạc hay thếp vàng) mà giá của nó giao động từ sáu đến vài chục triệu" - ông Nguyễn Văn Giáp, chủ một cơ sở sản xuất bổ sung thêm.

 

 

Những bức tượng đặc biệt theo đơn hàng - Nguồn: Nguoithanhoai.vn

 

Dưới bàn tay người thợ Vũ Lăng hiện ra những đức ông phương phi, đầy đặn, những Phật bà Quan Âm phúc hậu, từ bi những tượng cô tươi tỉnh, sắc sảo, những ông Thiện hiền lành những ông ác dữ tợn... Sản phẩm của làng được cung cấp cho nhiều chùa ở các tỉnh. 

Tượng gỗ Vũ Lăng còn được xuất khẩu sang Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan và các bạn hàng ưa chuộng. Thế hệ trẻ thế kỷ 21 Làng Vũ Lăng vẫn đã và đang giữ nghề và phát triển làng nghề không chỉ giới hạn trong khu vực mà toàn quốc, các nước trong khu vực.

Phương Linh - Thanh Oai

Tags:
Các tin liên quan

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Danh nghiệp Thanh Oai
TRUONG THANH VFCC DONG DUOC PHUC HUNG LOGO THANH OAI CONG TY VAN TAI HA TAY 6 8 8
2020/10/23/anh-nen-ba9ad5da2fd929e65e4f698a6112fb67-1_23-10-2020-02-31-32.png
null.gif
BACK TO TOP