Kết nối bốn phương

Nét văn hóa bánh Chưng tết

(2019/2/11 13:38) - Nguồn:

"Vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành."

 

 

Sự tích bánh chưng xuất hiện từ sự việc hoàng tử Tiết Liêu thứ 18 của Vua Hùng Vương 6 được báo mộng. Đến tận ngày nay, phong tục gói bánh chưng không thể thiếu trong bất kỳ một gia đình Việt Nam.

Thứ nhất: Việc đầu tiên là chọn là dong không to quá cũng không nhỏ quá, không non quá mà cũng không già quá. Là dong tốt nhất là bóng, xanh đậm, cuống nhỏ để bánh được đẹp.

Thứ hai: Gạo nếp để gói banh chưng ngon phải là loại nếp mùa hay nếp cái hoa vàng, hạt mẩy và đều nhau. Gạo ngâm khoảng 10-12 giờ bằng nước lạnh sau đó vo qua, để ráo nước và xóc muối trắng lượng vừa phải cho thêm vị đậm đà.

Thứ ba: Đỗ xanh là phần nhân nằm tâm bánh chưng. Đỗ thường được tách vỏ, đãi sạch và luộc qua bằng nước. Màu vàng óng của hạt đỗ tượng trưng cho một năm mới tràn trề tài lộc, thịnh vượng.

Thứ tư: Lạt buộc được làm từ đốt giang chẻ mỏng, mềm

Thứ năm: Nhân bánh chưng ngoài đỗ xanh không thể thiếu thịt và hành khô. Hành khô bóc sạch vỏ, thái nhỏ. Hạt tiêu tự xay hoặc mua tại chợ. Nhân bánh là thịt lợn có cả nạc và mỡ thương là thịt ba chỉ. Thịt để cho bánh báo ngậy như sự khỏe mạnh của gia chủ, nạc đỏ hồng mang nhiều niềm vui năm mới.

 

 

Công đoạn gói banh luôn thể hiện sự tài ba tinh tế của người gói. Có thể gói bằng tay hoặc khuôn. Một chiếc bánh cho khoảng 4-6 lá, kích thước bánh tùy theo mong muốn. Công thức: 02 lần gạo nếp, 02 lần nhân đậu, 02 miếng thịt, hành.

 

 

Đặt 02 là vuông góc, cho một bát gạo nếp, lấy 1/2 nắm đậu xanh dàn mỏng đều lên gạo, xếp 02 miếng thịt vào giữa rồi tiếp tục cho nốt phần đậu xanh còn lại, phủ nốt gạo lên trên cùng, bẻ gập lá gói vuống, canh thành, buộc lạt chéo hình chữ thấp và nắm lại cho vuông vắn lần cuối.

 

 

Luộc bánh chưng là khâu quan trọng nhất vì luộc bánh chưng mất nhiều thời gian và công sức.

 

 

Trước khi xếp bánh vào luộc, dưới đáy nồi được đặt lạt, sống là dong để bánh không bị cháy và làm nước luộc xanh hơn.

 

 

Với thời gian 10-12 tiếng, nồi bánh phải đủ lửa để nước luôn sôi, không bao giờ được thiếu nước nên có thùng tiếp nước sôi bênh cạnh.

 

 

Trẻ con luôn là những người hào hứng nhất với thời gian chờ bánh chưng chín, chúng nô đùa thoải mái nhất dưới không khí mùa xuân đón tết.

 

 

Bánh chưng vớt ra nghi ngút khói, để nguội trong cái lạnh giao mùa, ngấm sương đêm và hương vị đất trời. Sau khi vớt bánh ra, xếp thành nhiều lớp, dùng một vật nặng để ép cho ra nước.

 

 

Cuối cùng được đưa lên bàn thờ gia tiên cúng giao thừa và những ngày tết.

Anh Hoàng - Xuân Dương

Tags:
Các tin liên quan
Danh nghiệp Thanh Oai
TRUONG THANH VFCC DONG DUOC PHUC HUNG LOGO THANH OAI CONG TY VAN TAI HA TAY 6 8 8
2020/10/23/anh-nen-ba9ad5da2fd929e65e4f698a6112fb67-1_23-10-2020-02-31-32.png
null.gif
BACK TO TOP