Kết nối bốn phương

Giao thông đường bộ

(2015/1/22 10:37) - Nguồn:

Thanh Oai trải dài theo hướng Bắc Nam, có dòng sông Nhuệ ở phía Đông, sông Đáy ở phía tây. Hai dòng sông này chảy đều theo dòng chảy hướng Bắc Nam, là chi nhánh ở phía hữu ngạn của sông Hồng.

 

Huyện Thanh Oai có 21 xã, thị trấn: Kim Bài, Cự Khê, Bích Hòa, Bình Minh, Cao Viên, Thanh Cao, Thanh Mai, Mỹ Hưng, Tam Hưng, Thanh Thùy, Thanh Văn, Đỗ Động, Kim An, Kim Thư, Phương Trung, Cao Dương, Xuân Dương, Dân Hòa, Cao Dương, Liên Châu, Tân Ước.

 

Thanh Oai trải dài theo hướng Bắc Nam, có dòng sông Nhuệ ở phía Đông, sông Đáy ở phía tây. Hai dòng sông này chảy đều theo dòng chảy hướng Bắc Nam, là chi nhánh ở phía hữu ngạn của sông Hồng. Sông Nhuệ khởi đầu ở cửa Hàm Rồng thuộc làng Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng chảy qua quận Từ Liêm, Hà Đông xuống dãi trũng phía đông Thanh Oai tiếp giáp với phía tây huyện Thường Tín qua Đồng Quan, Cống Thần rồi đổ vào sông Đáy ở Phủ Lý.

 

Phía Tây huyện Thanh Oai cũng là danh giới với huyện Chương Mỹ là dòng sông Đáy, xưa có tên gọi là Hát Giang, một phân lưu bên bờ phải của sông Hồng tại Hát Môn.

 

 

Trên địa bàn huyện Thanh Oai, xưa kia sông Đáy đã có lần thay đổi dòng chảy. Trước đây, dòng Hát Giang khi đến Cộng Hòa (thuộc huyện Quốc Oai) đã chảy qua núi Tử Trầm, núi Ninh (thuộc huyện Chương Mỹ) rồi chảy xuống Cao Viên, Thượng Thanh và uốn lượn về vùng đất giáp ranh giữa làng Vạc (thuộc xã Kim An) với làng Kim Châu (thuộc xã Kim Thư).

 

 Sông đáy bao bọc Thanh oai, tạo lên vùng đất phù xa - Nguồn: Tiến Hùng - TT.Kim Bài

 

Dấu tích của dòng sông Đáy ngày trước bây giờ là đầm Thượng Thanh (thuộc xã Thanh Cao và Cao Viên) và đoạn sông Lấp mà nhân dân thường gọi là Thanh Đàm. Đầm Thanh Đàm có chiều dài 03 km từ Quán Vĩ (thuộc xã Cao Viên) đến xã Thanh Cao, chiều ngang gần 400 mét, trong đó đoạn Thượng Thanh vừa uốn cong vừa sâu và rộng nhất.

 

 Đầm Thượng Thanh - Dấu tích sông đáy

 

Khi sông Đáy chưa thay đổi dòng chảy, trên địa bàn còn có con sông Đỗ Động chảy ngang qua huyện nối sông Đáy với sông Nhuệ. Sông Đỗ Động phát nguyên từ cái đầm lớn ở xã Đàn Viên (huyện Thanh Oai) chảy qua các xã Sinh Quả, Khúc Lý khất khúc đến xã Thượng Cung (thuộc huyện Thượng Phúc) thì hợp lưu với sông Nhuệ.

 

Đường 71 ( nay là đường tỉnh lộ 427) chạy theo hướng Tây – Đông, nối đê Đáy ở Thanh Cao với đường 22 (nay là đường quốc lô 21B) ở Bình Minh (thường gọi là Bình Đà), sông Nhuệ ở Cầu Chiếc, đường quốc lộ số 1 ở huyện Thường Tín.

 

Đường 71 (Nay gọi là quốc lộ 427), nối liến Bình Minh - Tam Hưng - Thanh Thùy - Thường Tín - Nguồn: Trần Hoàng

 

Phía cuối huyện có đường 73 nối liền đường 22 ở Ngã Tư Vác với đê sông Đáy ở Dốc Mộc rồi vượt qua cầu Ba Thá bắc trên dòng sông Đáy để đi vào Miếu Môn gặp đường quốc lộ 21 A. Qua phía Nam Huyện, đoạn đường 73 từ đường 22 ở Quảng Nguyên chạy qua Đồng Quan gặp quốc lộ số 1 ở Tía.

 

Tuyền đường 73 - 22 - QL 21 nối liền Ba Thá - Xuân Dương - Cao Dương - Ngã tư Vác - Nguồn: Trần Hoàng

 

Các tuyến đường 6; 22; 73; 71 và đê sông Đáy đều thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế từ Thanh Oai ra các vùng, nhất là để vào Hà Đông – Hà Nội và ngược lại. Các tuyến đường bọ, thủy như đê Đáy, đường 22, song Nhuệ lại chảy song song theo hướng Bắc Nam hợp điểm với các trục đường chạy theo hướng Đông – Tây như đường 70 ( Hà Đông – Cầu Tó). Đường 71; 73; 6 (Ba La – Mai Lĩnh) dẫn đến sự phân lô địa bàn huyện thành các khu vực mà mỗi khu có được những vị thế đặc biệt khác nhau.

 

Quốc lộ 6 và quốc lộ 21B - Nguồn: Trần Hoàng - xã Xuân Dương

 

Sự phân chia hợp điểm đó đã tạo cho địa bàn huyện có những ngã ba, ngã tư đó là những các trọng điểm quân sự - kinh tế then chốt như: ngã ba Mai Lĩnh, ngã ba Ba La, ngã ba Bình Đà (hay Bình Minh), ngã tư Vác, Cầu Chiếc và Dốc Mộc. Điều chú ý đặc trưng của địa bàn Huyện có độ chênh từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam, do vậy xét về mặt quân sự sẽ thuận tiện cho việc cơ động khi tác chiến. Còn từ phía Đông đường 22 đến sông Nhuệ là vùng trũng nên người, ngựa, xe cơ giới không thể cơ động nhanh mà bất lợi trong chiến đấu, nhưng vùng đồng trũng phía đông nam của Huyện lại có lợi thế trong việc xây dựng khu căn cứ để chống giặc.

 

Trong tác chiến, các tuyến sông Nhuệ, đường 22, đê sông Đáy như những mũi giáo hướng vào quận Hà Đông theo các hướng Đông Nam, Nam và phía Tây Nam để tiến thẳng vào Hà Nội. Chính vì vậy, tỉnh ủy Hà Đông năm xưa đã chọn địa bàn phía Đông Nam huyện Thanh Oai để mở khu du kích. Khu du kích phía Nam của Thanh Oai là chỗ đứng vững chắc không chỉ cho huyện và tỉnh mà còn cho các lực lượng kháng chiến của cả nước, tiêu biểu là Bác Hồ đã ở lại và làm việc tại xã Xuân Dương năm 1947.

 

 

Với địa bàn và hệ thông giao thông đường bộ - thủy như vậy, xét cả về quân sự và kinh tế, Thanh Oai là cửa ngõ đi vào kinh thành Thăng Long xưa (nay là thủ đô Hà Nội), đồng thời cũng là cầu nối để sang các huyện khác ở trong và ngoài tỉnh, thành phố lân cận.

Anh Hoàng - xã Xuân Dương

Tags:
Các tin liên quan

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Danh nghiệp Thanh Oai
TRUONG THANH VFCC DONG DUOC PHUC HUNG LOGO THANH OAI CONG TY VAN TAI HA TAY 6 8 8
2020/10/23/anh-nen-ba9ad5da2fd929e65e4f698a6112fb67-1_23-10-2020-02-31-32.png
null.gif
BACK TO TOP