Kết nối bốn phương

Chuyến thăm Làng nghề nón Chuông của cô bé "phóng sự Cuộc sống"

(2017/12/18 14:45) - Nguồn:

Biệt danh Xu, có đam mê với thời trang, văn hóa, lịch sử truyền thống, đời sống xã hội ... Bằng những chuyến đi khắp nơi, cô đã viết lên những cảm xúc chân thực về con người thiên nhiên nơi đó. Một trong những điểm đến là làng nghề nón Chuông, với con mắt của nữ  khách đến với xã Phương Trung giúp chúng ta có góc nhìn thú vị khác về vẻ đẹp quê hương.

Nét văn hóa làng nghề nón Chuông - Ảnh: Xu

Thanh Oai - Làng Chuông: Một ngày không hội - không chợ

Với Xu mà nói, đi xem làng nghề thì đừng đặt nhiều kỳ vọng. Những khung cảnh đẹp đẽ được biết đến như: cụ già nhăn nheo ngồi khâu nón, cả làng ngồi làm nón ở sân chùa hay những đứa trẻ học nghề làng nón. Các bức ảnh đẹp để thu hút du lịch vẫn luôn là thế, những người đăng bài tất nhiên cũng không kiểm soát thời gian, có mùa khâu, có mùa phơi, có lễ hội thì người ta mới ùa ra, có họp chợ thì mới đem hàng ra bán, còn lại, người ta ngồi trong nhà làm mà làm thôi.

Xu đến làng Chuông sau khi hội làng mùng 10/3 âm lịch đã qua. Các ngày họp chợ, vào những buổi sáng mùng 4 – 10 – 14 – 20 – 30 âm lịch hàng tháng, buổi chợ bắt đầu từ 6h sáng và kéo dài đến tầm 9 – 10h là tan. Xu đã không “trúng” một ngày nào hết, đó là ngày 13 tháng 3 âm lịch. Chỉ là một ngày cuối tuần có thể đi, vậy nên có gì xem nấy.

Cô bé ngây ngô đi cùng Xu cứ mong ngóng muốn thấy người ta làm nón. Nhưng không biết, đó là một quy trình dài bắt đầu từ thu mua nguyên liệu, xử lý, khâu nón và thành phẩm. Đến cả cô bé buột miệng hỏi một chị bán trái cây trong chợ, chị cười và trả lời trêu rằng: “Để lát tao khâu rồi bán cho :P”

May mắn của Xu là, đã từng đi xem một sự kiện “Bàn tay khâu lá” về nghề làm mũ nón, tuy nhiên là làng Tri Lễ, Thanh Oai. Nhờ đó trước khi đến làng Chuông, đã biết qua ít nhiều. Bù lại, lần này đến làng Chuông, gặp cảnh phơi lá, mới biết thứ lá để làm nón lá làng Chuông là lá lụi – mua từ Quảng Bình, Quảng Trị ra, mới biết để có cánh lá phẳng lỳ và “lợp” lên các vòng nón, từ lá lụi xanh, phơi cho bạc trắng, rồi vo cát, rồi là thẳng. Đây là một trong những công đoạn mà Xu chưa biết, và có lẻ cũng chưa được nhìn thấy những cành lá lụi như thế này.

Đường đến làng Chuông

Từ Hà Nội, nếu muốn đi thẳng một mạch đến làng Chuông đơn giản và nhanh nhất có thể, chỉ cần bắt đầu từ ga Hà Đông, đi vào quốc lộ 21B và cứ thế chạy khoảng 15km đến xã Phương Trung là gặp cổng làng Chuông. Thế rồi quẹo vào đấy, lại cứ men theo đường làng đến cuối đường là gặp chợ và chùa. Nhưng Xu không phải thế!

Xu đi qua làng Chuông từ làng Cự Đà, phải nói lạc lố và quẹo nhầm quẹo nhọ các kiểu. Tập trung dò đường, ngang qua các xã này trấn nọ, hỏi đường bối rối đã đời, đến được làng Chuông ngồi ở chùa Chuông vẫn bỡ ngỡ không biết đã đến chưa. Xu đi là thế!

Những con đường mà Xu đi băng qua những cánh đồng lúa xanh mát. Từ Khúc Thủy ra cái đường lớn gọi là Lê Trọng Tấn kéo dài (mà Xu nghĩ, nếu kéo thì nó là đường Phúc La – Văn Phú nối dài mới đúng chứ nhỉ). Từ đường lớn này, lấy mốc là trại giam Thanh Xuân để quẹo phải vào để gặp đường 427B (chỗ này lo ngắm cảnh đã đi lố, lạc một cú trôi đến xã Thanh Thùy), may là thống nhất được với bé Xế, quay về theo Bùi Xá (có nghề khâu bóng), xuyên qua đường đồng lúa ở Văn Khê và tìm về thị trấn Kim Bài, chính thức gặp quốc lộ 21B. Từ đây hỏi đường, người ta chỉ cho con đường dễ dàng đi đến cổng làng, thế nhưng 2 đứa con gái mù đường ưa đi bừa bọn Xu vẫn tin Google Maps để tìm ra đường đê trong làng.


Khi ghi lại những điều này, tra lại bản đồ, Xu tìm thấy một đường đi khác có lẻ thú vị hơn nhiều mà Xu nghĩ nếu có định quay lại làng Chuông trong một dịp hội Làng hoặc hợp chợ, Xu sẽ muốn đi theo đường này. Từ quốc lộ 21B đoạn thị trấn Kim Bài, đi theo hướng đến đình làng Kim Bài, sau đó hướng về khúc cong của sông Đáy, đi qua chùa làng Kim Châu, đình làng Kim Châu, gặp bến đò Đôn Thư ở bên sông Đáy. Từ đây hoặc là qua sông rồi đi vòng vào Văn La về làng Chuông, hoặc đi theo đường đê lại gặp chùa làng Đôn Thư, sau đó là Giáo Xứ Phương Trung là đến chùa Chuông.


Nón lá làng Chuông được làm như thế nào?

(Toàn bộ thông tin này không phải Xu tìm hiểu được từ chuyến đi, mà là từ các bài viết có sẵn và tổng hợp viết lại. Cũng như hình ảnh, từ nhiều nguồn, để ghép lại minh họa cho các bước làm nón lá của làng Chuông)

Đọc thấy viết là: Mỗi chiếc nón phải qua 10 công đoạn: vò lá, phơi nắng, phơi sương, là lá, rẽ lá, bứt vòng, quay mo, khâu nón, lồng nhôi, nứt cạp và được lợp 3 lớp lá.


Lá lụi khi được mua về sẽ đem vò và xoa trong cát bằng chân đất để lá mềm. Sau đó phơi nắng, đến khi lá xanh chuyển sang trắng bạc, sẽ được phân loại (chắc là phân màu là trắng các đẹp). Lá sau đó được rọc bỏ sống lá, là (ủi) phẳng – bằng cách miết lá trên lưỡi cày nung nóng để làm thẳng, phẳng và mịn nhưng phải khéo sao để lá không bị rách (không hiểu sao ở làng Chuông lại không dùng những thứ khác gọn gàng hơn mà lại là lưỡi cày).

Công đoạn quay nón: Lá được xếp vào vòng nón, nón làng Chuông sẽ quay 3 lớp gồm: một lớp lá lụi, một lớp mo (chắc là mo tre, nứa) để tạo độ cứng, tròn chắc và chống nước; sau đó là một lớp lá lụi nữa.

Vòng nón được làm bằng cật nứa (không biết là bộ phận gì của nứa nữa) vót nhỏ và đều, khi nối vòng phải tròn, không chắp và cong gợn (có lẻ là một kỹ thuật tương đối khó). Nón làng Chuông có 16 vòng, người làng Chuông sẽ tự làm cả công đoạn này hoặc không xa đó có làng khác chuyên làm vòng nón.

Công đoạn khâu nón: dường như đây là công đoạn…lúc nào làm cũng được. Ngày Xu đến làng Chuông, đi ngó nghiêng vòng quanh cũng thấy có những người tranh thủ rảnh rang, ngồi bên sạp hàng vừa trông vừa khâu nón. Lại có những cô bé, ngồi tựa cửa trong nhà, lẳng lặng khâu nón. Tuy nhiên, đây cũng là một công đoạn quan trọng, đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ. Trước kia nón được khâu bằng sợi móc (sợi dai tước ra từ bé cây móc), nay không còn nhiều sợi này nữa, cũng như người ta đã chuyển sang dùng sợi cước nylon.

Sau khi khâu nón, sẽ đến tra nhôi (=.=’ không hiểu luôn, vì dù được dịch là trang trí nhưng không biết trang trí cái gì vì thấy nón Chuông thành phẩm trơn tru một một mà). Nón sau khi tra nhôi sẽ được hơ nóng bằng hơi diêm để trở nên trắng hơn và chống mốc.

Lúc Xu hỏi giá một chị đang khâu nón, chiếc nón (chưa có quai) hiện bán khoảng 50.000đ

Tìm hiểu thêm về làng Chông

Lịch sử nghề làm nón của làng Chuông được "truyền tụng" rằng làng đã có nghề này ngót nghét 300-500 năm. Xưa kia làng Chuông làm được rất nhiều loại nón (mà giờ có lẽ chúng không được biết đến nữa). Từ những năm 2940, làng chỉ còn làm duy nhất nón lá, chính nhờ nghệ nhân Hai Cát - người đã chủ động học hỏi những chiếc nón là nổi tiếng của xứ Huế, lúc đó gọi là nón Xuân Kiều hay Ba Đồn, được bán rất nhiều ở Hàng Nón (mà nay nên gọi là Hàng Sữa Chua Dẻo"

Xem qua các bức ảnh mới biết, làng Chuông không hẳn chỉ mua lá khô từ Quảng Trị, Quảng Bình (hoặc còn có thể mua từ Thanh Hóa, Sơn La, Phú Thọ,…) mà có mua cả lá lụi tươi. Nên đến làng Chuông, tùy thời điểm, có thể sẽ bắt gặp những lớp lá lụi phơi giắt ngang bờ tường, dựa vào vách hay trải trên những khoảnh sân đình, chùa. Ngoài ra, làng Chuông lại có nghề làm hương, cách đó không xa có nghề chuyên làm vòng nón, cũng có những nhà chuyên làm quang dầu hay quay nón.

Giáo xứ Phương Trung

Phía trước nhà thờ Phương Trung - Ảnh: Xu

Đê làng Chuông - Ảnh: Xu

Chùa Chuông

Khoảng sân vuông trước Chùa, cạnh bên có giếng làng - Nơi đây là nơi cả làng tụ về mỗi khi mở hội - Ảnh: Xu

Thưởng thức cốc chè trong chợ Chuông - Ảnh: Xu

Tạm biệt làng chuông với cốc chè thơm ngát vị ngọt, sao tôi thấy lòng mình nặng với nơi đây đến thế!

Xu - 03/2017

 

Tags:
Các tin liên quan

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Danh nghiệp Thanh Oai
TRUONG THANH VFCC DONG DUOC PHUC HUNG LOGO THANH OAI CONG TY VAN TAI HA TAY 6 8 8
2020/10/23/anh-nen-ba9ad5da2fd929e65e4f698a6112fb67-1_23-10-2020-02-31-32.png
null.gif
BACK TO TOP