Hình ảnh làng pháo Bình Đà xưa - Ảnh: Tùng Lê
Khi mới thực hiện chỉ thị 406 của Thủ tướng Chính phủ, tâm lý hụt hẫng bao trùm người dân lang Bình Đà, kinh tế cũng từ đó lao đao. Bình Minh chỉ có 329 ha đất sản xuất, trong khi dân số lên tới 12.000 người. Chính quyền xã đã mở nhiều lớp hướng nghiệp dạy nghề, kêu gọi các gia đình có vốn liếng thành lập công ty riêng, chuyền một số nghề như may, sản xuất giầy, gỗ xuất khẩu. Những Doanh nghiệp Huy Ngọc, Bình Giang đã góp phần tạo việc làm khác cho hơn 400 lao động tại địa phương.
Doanh nghiệp Huy Ngọc (Đang gặp khó khăn thuê đất từ người dân) , Thanh Loan và Anh Núi là các tấm gương điển hình kinh tế Bình Đà - Ảnh: Tùng Lê
Một số người khác lại góp vốn mở HTX vận tải; mở xưởng chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng vài nhận thầu các công trình xây dựng. Nơi đây cũng hình thành nơi buôn bán tập trung gia súc gia cầm cung cấp cho thị trường Hà Nội. Số ít hộ phát triển chăn nuôi quy mô trang trại, đồng thời ấp trứng bán con giống. Sau một thời gian khủng hoảng, nhờ bước chuyển đổi nghề đầy khả thi từ năm 2000 đến năm 2016, kinh tế của người dân Bình Đà đã được cải thiện đáng kể.
Bình Đà đổi mới khang trang 2016 - Ảnh: Tùng Lê
Và hôm nay thì đời sống của nhân dân ngày một khá hơn nhưng trong tâm tưởng người dân làng pháo vẫn hồi cố nghề cũ ông cha. Tuy đã đoạn tuyệt với pháo nổ, nhưng một số người vẫn âm thầm gìn giữ nghề làm pháp bông, trong đó có nghệ nhân Nguyễn Tiến Tần ở xóm Đìa. Ông đã sáng tạo ra đèn trời pháo bông hoa, một loại hình nghệ thuật vô cùng độc đáo, ông còn được Sở Du lịch Hà Tầy vinh danh là Tinh hoa Quê Lụa. Tâm sự cùng chúng tôi ông say sưa kể về cách làm pháp bông, cũng như sức hấp dẫn của lễ hội Bình Đà thủa trước. Lễ hội được tổ chức từ mùng 1 đến mùng 6 tháng Ba âm lịch hàng năm. Phần hấp dẫn nhất là màn đốt pháo bông nghệ thuật. Mỗi xóm, mỗi dòng họ trong làng đều có một cây pháo bông hoa, xem ke với những bánh pháp nổ được sắp đặt liên hoàn bởi các dây ngòi dẫn.
Năm 1986, Nghệ nhân Nguyễn Chính Trung là người đầu tiên sau giải phóng mang pháo bông tự sản xuất đốt mừng tại Tràng Tiền, Trung tâm triểm lãm Giảng Võ và Trung tâm VHNT Vân Hồ.
Sản phẩm pháo bông thịnh hành trên thị trường từ hai Nghệ nhân Làng pháo ông Tần và ông Trung - Ảnh: Tùng Lê
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, những nghệ nhân làng pháo như ông Tần đã chuyển sang làm đèn trời, pháo bông hoa. Ông Tần ví von “ Làm pháo nổ như ngồi bên con hổ ngủ, làm pháo bông như ngồi bên con mèo thức”, “Làm thuốc pháo bông đơn giản, dễ kiếm, dùng bột than xoan trộn với Coratcodion (diêm sinh), rồi tẩm nhũ dầu đã hòa bột nhôm, (30% chất nhũ dầu) nhằm loại bổ hoàn toàn chất nổ Oăng tymoan. Nhờ có nhũ dầu làm ướt nền trong khi nhồi pháo, nếu lửa bén vào thuốc chế pháo cũng không bị cháy. Sáu năm nay, đèn trời đã có mặt trong những lễ hội quan trọng như Hội xuân chùa Hương 2003; Chào mừng Seagame 22; Kỷ niệm 110 năm Đà Lạt; Ngày hội văn hóa du lịch sông Hàn (Đà Nẵng); Đêm chung kết hoa hậu 2004 tại Quảng Ninh… Trong lễ kỷ niệm 65 năm Bác Hồ về nước (ngày 28/01/2006), đèn trời Bình Đà đã mang theo ảnh Bác, cùng dải lụa Vạn Phúc bay lên trời thị xã Cao Bằng. Những chùm bông hoa rực rỡ tỏa sáng cùng hình cảnh Bác Hồ trên không trung giữa núi non trùng điệp.
Chiêm ngưỡng màn bắn pháo bông sau 20 năm ngừng bắn vào ngày 06/03/2014 Âm lịch tại Đình Bình Đà - Ảnh: Tùng Lê
Ngày nay, Bình Đà thật sự đổi mới, nghề cũ đã thay bằng nghề mới, và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nghề như khâu bóng, giày, may mặc, chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng và nghề mộc, nề đã thu hút, giải quyết việc làm cho khoảng 35-40% lao động trong xã, đời sống nhân dân không ngừng cải thiện. Đây là bước đột phá để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn.
Thu nhập bình quân của xã Bình Minh và toàn huyện Thanh Oai - Nguồn: Phòng kinh tế Thành phố Hà Nội
Nguồn: Nguyễn Đức Hưng - Thanh Oai