Kết nối bốn phương

Người Thanh Oai kết nối làng nghề Quạt với Truyền hình An ninh Nhân dân (ANTV)

(2016/7/18 0:12) - Nguồn:

Nghề quạt Canh Hoạch là một nghề truyền thống như chúng tôi đã đưa bài vào ngày 03/03/2015, đã có hàng trăm năm nay. Tuy nhiên, với tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa đến năm 2020 khiến cho các làng nghề không còn thu hút được lao động do năng suất lao động và đầu ra thấp. 

  

Người Thanh Oai dẫn đoàn đài truyền An ninh Nhân dân thực hiện phóng sự - Nguồn: Bích Thủy

 

Tháng 12/2015, Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đài truyền hình An ninh Nhân dân để cộng tác với đề tài: "Làng nghề quạt Canh Hoạch bảo tồn, duy trì và phát triển giai đoạn 2016 - 2020".

 

Vào một ngày trời mưa lạnh mùa đông 29/12/2015, chúng tôi rất vinh dự mời và được tháp tùng đoàn phóng sự, ban biên tập di sản văn hóa của đài truyền An ninh Nhân dân về với làng nghề quạt Canh Hoạch, Dân Hòa. 

 

Đoàn đã được các cấp lãnh đạo xã Dân Hòa tiếp đón trao đổi tại trụ sở ủy ban - Nguồn: Bích Thủy

 

Chúng tôi đã được Chủ tịch xã Ông Dương, Bí thư Xã và anh Cường trưởng đoàn viên của Xã tiếp chuyện cởi mở về tình hình làng nghề Quạt tại xã Dân Hòa. Làng nghề Quạt tại xã Dân Hòa, duy chỉ có làng Canh Hoạch là tổ tiên của nghề quạt cũng là làng còn lại còn duy trì. Hiện chỉ 04 nhà vẫn tiếp tục giữ nghề như Ông Thước, Ông Thứ, Bà Lợi ... đều đã hơn 70 tuổi, chủ yếu vì yêu nghề nên còn gắn bó, các lớp trẻ ngày càng làm ăn tăng gia sản xuất, thoát ly hay một số bộ phận chuyển làng nghề lồng chim, làng nghề tạc tượng Võ Lăng ...

 

Chủ tịch xã Dân Hòa trả lời phỏng vấn - Ảnh: Bích Thủy

 

Chia sẻ thêm với đoàn, Ông Dương cho biết, làng nghề Quạt đang phải đối mặt với những thử thách lớn nhất là đầu ra của sản phẩm. Cuộc sống cải thiện, Quạt giấy, quạt lan ... giờ chỉ hiện hữu và sử dụng trong những hội hè, đoàn văn nghệ, bán nước vỉa hè ... Nên thu nhập làm từ quạt rất thấp, với năng suất như hiện tại thì mỗi ngày chỉ kiếm được khoảng 20.000 VNĐ một ngày công. Do vậy, làng nghề Canh Hoạch chỉ có thể sản xuất khi có những đơn hàng riêng như những chiếc quạt khổng lồ để treo trang trí, phục vụ lễ hội ...

 

Chiếc quạt cỡ lớn có họa tiết là những chiếc quạt đẹp của làng nghề Canh Hoạch - Ảnh: Bích Thủy

 

Các công đoạn làm nhài, đóng gáy, dán giấy ... đã khó, nhưng theo chia sẻ của các nghệ nhân Làng Quạt thì công đoạn khó nhất và quyết định đến giá thành là các họa tiết châm bằng tay. Tại làng Canh Hoạch duy chỉ có bà Trọi (80 tuổi) là người có thể tạo ra những họa tiết đép mắt nhất. Đáng tự hào, nhiều chiếc quạt  của làng nghề Quạt nơi đây đã được trung bày triển tại bảo tàng dân tộc học (Phạm Hùng, Hà Nội).

 

Một số hình ảnh hậu trường quay - Ảnh: Bích Thủy

 

Ngoài ra, Chúng tôi - Người Thanh Oai được tiếp xúc với thệ trẻ tại Làng Canh Hoạch là cô gái sinh viên năm nhất Trường đại học Hà Nội (Khoa Quản trị kinh doanh) - Lê Mai Anh (Cô gái áo xanh ảnh trên). Từng có tuổi thơ 15 năm lớn lên tại làng nghề em chia sẻ, tuy không phải là nghề truyền thống gia đình làm quạt, nhưng em có thể thành thục các thao tác làm ra một chiếc quạt bởi từ nhỏ ngoài những giờ học ở trường em đều sang phụ giúp cô bác hàng xóm vừa vui vừa để giảm bớt căng thẳng sau những giờ học.

 

Khi được hỏi, sau này ra trường em sẽ làm gì để duy trì và bảo tồn phát triển làng nghề quê hương mình, Mai Anh liền đáp: " Không đợi đến khi ra trường, ngay khi đang là sinh viên khoa  kinh tế của trường đai học Hà Nội em đã luôn thực hiện bằng nhiều phương pháp để quảng bá hình ảnh làng nghề quạt, nhằm tìm đầu ra cho làng nghề quê hương em như là: Liên hệ các hội đoàn viên trường mua quạt để sinh hoạt ca hát, phát triển trên facebook cơ hội hợp tác làng nghề quạt ..."

 

Thật tự hào, với làng nghề truyền thống quê hương Thanh Oai, chúng tôi rất mong các bạn hàng, đối tác có thể kết nối với làng nghề quạt Canh Hoạch để cơ hội hợp tác phát triển, đưa sản phẩm Quạt Canh Hoạch ra thị trường trong và ngoài nước.

Nguồn: Anh Hoàng - Thanh Oai

Tags:
Các tin liên quan

Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Danh nghiệp Thanh Oai
TRUONG THANH VFCC DONG DUOC PHUC HUNG LOGO THANH OAI CONG TY VAN TAI HA TAY 6 8 8
2020/10/23/anh-nen-ba9ad5da2fd929e65e4f698a6112fb67-1_23-10-2020-02-31-32.png
null.gif
BACK TO TOP